Phân loại Dao động điện tử

Các mạch điện được phân loại theo các tiêu chí khác nhau cho ra các nhóm khác nhau.

Dải tần số làm việc

Mạch dao động thường được đặc trưng bởi tần số tín hiệu đầu ra của chúng.[2]

  • Mạch tạo dao động tần số thấp (LFO, low-frequency oscillator) là bộ dao động điện tử tạo ra tần số dưới khoảng 20 Hz. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong lĩnh vực tổng hợp âm thanh, để phân biệt với bộ tạo dao động tần số âm thanh.
  • Mạch tạo dao động âm thanh tạo ra các tần số trong phạm vi âm thanh, khoảng 16 Hz đến 20 kHz.
  • Mạch tạo dao động RF (radio frequency) tạo ra các tín hiệu trong dải tần số vô tuyến (RF) khoảng 100 kHz đến 100 GHz. Chúng được dùng trong truyền thôngđiện toán.

Dạng tín hiệu ra

  • Phổ biến nhất là các mạch tạo xung vuông hoặc gần vuông, dùng làm xung nhịp (clock) hoặc định thời (timer) trong các thiết bị kỹ thuật số. Thông thường ngõ ra của chúng được đệm bằng cổng logic để có xung vuông thật sự.
  • Các mạch phát sóng sin hoặc gần sin, dùng làm sóng mang trong phát sóng viễn thông, hoặc trong các ứng dụng âm tần.
  • Các mạch phát sóng dạng đặc thù, như răng cưa một sườn hoặc hai sườn. Tín hiệu răng cưa một sườn được dùng trong mạch quét của TV analog, trong radar cũ,... Tín hiệu răng cưa hai sườn được dùng trong mạch như ADC. Ngày nay phần lớn các mạch này được thay thế bằng mạch kỹ thuật số.

Công suất làm việc

  • Hầu hết các mạch tạo dao động dùng trong kỹ thuật điện tử có công suất nhỏ, cỡ micro đến miliwatt. Sau đó tín hiệu có thể đưa tới các khuếch đại và phát sóng với công suất lớn hơn, có thể đến cỡ vài chục KW.
  • Các đèn phát sóng RF cỡ vài trăm đến ngàn VA, dùng trong lò vi sóng.[4]
  • Các bộ biến tần (inverter) là các bộ tạo dao động được thiết kế để chuyển đổi năng lượng từ nguồn cung cấp điện một chiều DC và đầu ra điện xoay chiều AC công suất cao. Chúng có thể được điều khiển hòa đồng bộ với lưới điện, và là thành phần không thể thiếu trong các trạm phát điện năng lượng tái tạo có công suất thay đổi theo môi trường, như điện mặt trời, điện gió, điện sóng, điện thủy triều,...[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dao động điện tử http://accessscience.com/abstract.aspx?id=477900&r... http://www.howstuffworks.com/oscillator.htm http://d-nb.info/gnd/4172975-4 http://www.ieee.li/pdf/viewgraphs/oscillator_oddit... http://www.ieee.li/pdf/viewgraphs/precision_freque... http://www.arxiv.org/abs/0910.5673 http://www.cambridge.org/uk/catalogue/catalogue.as... http://maartenrutgers.org/fun/microwave/microwave.... https://books.google.com/?id=n0rf9_2ckeYC&pg=PA224... https://books.google.com/books?id=9SOdnsHA2IYC&pg=...